Trang Nhà

Phần Việt Ngữ

Văn Hóa

Phật Giáo

E-books

H́nh Ảnh Việt Nam

Dành cho Hội Viên

 

 

Thông Điệp của Đức Phật

 

 

Đức Thích Ca Mâu Ni xuất hiện rồi ra đi khỏi thế gian này đă hơn hai ngàn năm trăm (2500) năm. Thế nhưng Thông Điệp Bi – Trí – Dũng của Ngài để lại cho đời ngày càng hiện thực, sáng tỏ như vầng nhật nguyệt.

Phật giáo không giống các đạo khác ở chỗ: Đức Phật là một con người lịch sử, Ngài không là thần linh, siêu nhân. Ngài không là đấng chủ tể, không tự xưng là Đấng cứu thế. Ngài đến thế gian này y như mọi người. Nhờ thế Ngài biết con người khổ đau, mờ mịt như thế nào để t́m phương chấm dứt sự khổ đau triền miên ấy. Sau nhiều năm t́m cầu vào kẻ khác để học đạo, Ngài vẫn không thỏa măn. Cuối cùng, nhờ nỗ lực tự thân, trong bốn mươi chín (49) ngày đêm thiền quán, Ngài đă thấu suốt được sinh, già, bịnh, chết của kiếp người và Ngài đem những chứng đắc được, truyền dạy lại cho chúng ta. Ngài chỉ là một người hướng đạo, một đạo sư, một vị thầy đích thực truyền lại “cái biết như thực” của ḿnh cho mọi người. Ai thực hành theo sẽ t́m thấy an lạc, hạnh phúc. Ai không theo, Ngài cũng không dụ dỗ hay hăm dọa.

 

Thông điệp Bi:

Ngài đă sống ở thế gian bằng ḷng thương yêu, cứu khổ, ban vui cho mọi người. Từ ngày đạo Phật có mặt trên thế gian này, chưa từng có sự cưỡng ép, dụ dỗ hay hăm doạ ai phải theo đạo của Ngài. Mọi người đến với Phật giáo trong tinh thần tự nguyện. V́ thế suốt hơn hai ngàn năm trăm (2500) năm truyền bá giáo lư Phật Đà trên thế giới, Phật giáo chưa hề làm rơi một giọt máu của kẻ khác chỉ v́ họ không theo đạo của Ngài. Ngài chủ trương không sát sinh, thực hiện cách sống chay tịnh là một thực tế của thông điệp Từ Bi.

 

Thông điệp Trí:

Tin theo Phật phải có trí tuệ sáng suốt. Không a dua, hùa nịnh tin theo. Ngài đă từng dạy: “Tin ta mà không hiểu được ta là hủy báng ta.” Người theo Phật giáo có quyền tự do tuyệt đối lựa chọn, không hề bị dụ dỗ hoặc là qua hôn nhân hay v́ những lợi lạc về kinh tế, không bị hù dọa, trấn áp (thí dụ như bị mất quyền lợi, không được lên lon, thăng quan tiến chức.)

Bởi vậy, trong các tự viện Phật giáo mọi người luôn luôn phải nắm lấy câu thiệu (câu nói then chốt) Duy Tuệ Thị Nghiệp - chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp đích thực của người tu.

Trí tuệ trong đạo Phật không đạt được từ bằng cấp của nhà trường, không phải là kinh nghiệm sống bon chen ở đời mà phải qua tiến tŕnh Giới, Định, Tuệ. Nếu không qua hai giai đoạn Giới, Định th́ Tuệ không thể nào đạt được. Bởi vậy, trong hàng ngũ tu sĩ Phật giáo, cho dù có ở trong nhà chùa năm, bảy mươi năm mà không Giới, không Định th́ chỉ là kẻ làm công quả, ăn nhờ hạt cơm tín thí, làm suy vi đạo pháp thêm mà thôi.

V́ thế Tổ Quy Sơn đă dạy trong cuốn Quy Sơn Cảnh Sách , đó là loại lạm xí tăng luân,[1] làm mất ḷng tin của Phật tử.

Thấy được như thế, chúng ta mới hiểu được rằng Đức Phật của chúng ta là đấng toàn giác chứ không phải là đấng toàn năng để phỉnh gạt người khác.

 

Thông điệp Dũng:

Cái Dũng trong đạo Phật không phải là sức mạnh bạo lực, không phải như Hạng Vơ cử đỉnh mà hoàn toàn là ở tinh thần. Người con Phật chân chính không hề khiếp sợ bất cứ một thứ quyền lực nào, từ thế quyền đến thần quyền đều bị coi nhẹ như gió thoảng, mây bay. Tất cả mọi sự việc chỉ hướng tới cái chân thật, cái thiện đức và cái cao đẹp. Ngọn lửa của Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 đă biểu lộ cái Uy Dũng của Phật giáo. Dưới chế độ độc tài toàn trị của Việt cộng ngày nay, những hành xử của các vị Ḥa Thượng Quảng Độ, Huyền Quang, Đức Nhuận, Viên Định, Không Tánh, v.v… là sự biểu lộ cái uy dũng của đạo Phật.

Thế gian cũng c̣n rất nhiều người có được cái Dũng của đạo Phật như Cha Nguyễn văn Lư, Đại tá Vơ Đại Tôn, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện và hàng hàng lớp lớp người trẻ tuổi Việt Nam ngày nay ở trong nước.

Câu nói của Jean-Paul Sartre: “Tha nhân là địa ngục”[2] biểu hiện một tâm lư ích kỷ. Ngược lại, Đức Phật dạy chúng ta: “Phục vụ tha nhân là báo đền ơn Phật.”

Nói chung, giáo lư của đức Phật là để chúng ta học hỏi, hiểu biết và sống theo những lời chỉ dạy đó, nếu không đem ra thực hành th́ nó chỉ là cái đăy đựng sách, không ích lợi ǵ cho ḿnh và cho tha nhân.

Ngày xưa, Đỗ Phủ, thi hào đời nhà Đường bên Tàu, đến nơi ẩn cư của Thiền sư Ô Sào để hỏi đạo lư Phật pháp. Thiền sư Ô Sào chỉ nói gọn:

          Chư ác mạc tác

          Chúng thiện phụng hành

          Tự tịnh kỳ ư

          Thị chư Phật giáo

                       có nghĩa là:  

          Đừng gây những việc ác

          Hăy làm những điều lành                                    

          Giữ tâm ư trong sạch                 

          Đó là lời Phật dạy

Đỗ Phủ không chấp nhận và cười bỡn với Ô Sào rằng:

“Tưởng Phật giáo cao siêu lắm. Những cái đó con nít lên ba cũng biết.”

Thiền sư Ô Sào từ bi đáp rằng:

“Đúng, đứa con nít nào cũng biết, nhưng ông già bảy mươi tuổi vẫn chưa thể làm được!”

Chúng ta suy nghĩ làm sao?

 

Mùa Vu Lan 2011, Phật lịch 2555

Thiện Mẫn

Tranh bán thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng viết ch́ đen của Thanh Lê

                


<Click footnote number to return to text>

[1] Lạm xí tăng luân: là lợi dụng h́nh thức tu sĩ để phá hàng ngũ tu sĩ (Phật giáo).

[2] “L’enfer, c’est les autres” là câu nói của triết gia Pháp thuộc trường phái hiện sinh Jean-Paul Sartre (1905-1980).

 

 

Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved