Trang Nhà

Phần Việt Ngữ

Văn Hóa

Phật Giáo

E-books

H́nh Ảnh Việt Nam

Dành cho Hội Viên

 

 

Những giờ Việt văn

 

Lên trung học, năm 1963, tôi được vào Trường Nữ Trung Học Gia Long.

 

I. Đôi ḍng lịch sử:

Trường được khởi công xây cất từ năm 1913 và khánh thành vào năm 1915. Lớp học đầu tiên khai giảng có 42 nữ sinh, phần nhiều cư ngụ ở vùng Sài G̣n. Trường có nhiều cấp lớp, từ lớp mẫu giáo đến những lớp cao hơn. Áo dài màu tím được chọn làm đồng phục cho nữ sinh, cho nên trường được gọi là “Trường Nữ Sinh Áo Tím”.

Năm 1918, một ṭa nhà thứ hai được xây song song với ṭa nhà thứ nhất. Từng dưới của ṭa nhà mới này được dùng làm nơi nội trú cho các nữ sinh ở xa nhà. Phía sau là một ngôi nhà trệt trong đó có bệnh xá, pḥng giặt và nhà bếp. Các lớp nữ công gia chánh cũng được giảng dạy ở nơi này.

Tôi nhớ Má tôi thường hay kể chuyện D́ Hai tôi, lúc thiếu thời D́ cũng là học sinh của Trường Nữ Sinh Áo Tím. D́ Hai tôi là chị cả trong các anh chị em của Má tôi. Nhà Ông Bà Ngoại tôi ở làng An Nhơn, quận G̣ Vắp, cách Sài G̣n lối 9 cây số.  Thời đó đường sá chưa được mở mang, giao thông không dễ dàng nên D́ phải ở nội trú. Các học sinh nội trú phải sắm sửa rất nhiều, các vật dụng cá nhân như áo quần đồng phục mặc lúc ở lớp học, đồng phục mát mặc lúc ở khu cư xá, khăn trải giường, khăn mặt, … mỗi thứ trên mười bộ; ngoài ra học sinh nội trú phải đóng tiền ăn ở rất tốn kém.

Vào tháng 9 năm 1922, lớp đầu tiên của bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp được khai giảng. Học sinh bắt đầu học Pháp văn từ cấp lớp căn bản. Pháp ngữ là ngôn ngữ chính thức được dùng trong việc giảng dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp. Nữ sinh chỉ được dùng Pháp ngữ để đàm thoại trong trường. Tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần hai giờ trong giờ Việt văn.

Trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, trường bị hư hại nhiều nên vị Hiệu Trưởng đương nhiệm phải kêu gọi các vị hảo tâm đóng góp tài chánh để sửa sang trường.

Vào năm 1949, trường lại được nới rộng hơn. Một ṭa nhà hai từng được xây trên đường Bà Huyện Thanh Quan, nối liền hai ṭa nhà sẵn có để đáp ứng sĩ số nữ sinh theo học ngày một gia tăng.

Kể từ năm 1952, chương tŕnh giảng huấn được thay đổi: chương tŕnh Pháp được đổi dần dần qua chương tŕnh Việt, Pháp và Anh ngữ là những ngoại ngữ được giảng dạy và là môn học bắt buộc cho các nữ sinh.

Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo dài trắng và tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ giảng dạy chính thức. Sau đó trường được đổi tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long, lấy niên hiệu của vị vua đầu tiên triều Nguyễn. Có lẽ ở thời điểm này, trường băi bỏ các cấp lớp thấp và chỉ giảng dạy chương tŕnh trung học.

Ngoài trường Gia Long, đô thành Sài G̣n c̣n một trường nữ trung học khác là trường Trưng Vương. Không rơ thông lệ bắt đầu từ hồi nào và băi bỏ vào năm nào, mà khi tôi c̣n là học sinh bậc tiểu học, mỗi năm vào dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng,[1] đô thành Sài G̣n có tổ chức diễn hành xe hoa của các hội đoàn, các trường học, và các cơ sở thương mại.

Dẫn đầu đoàn xe hoa diễn hành là một đám rước, gồm hai hàng quân lính chỉnh tề, mặc trang phục thời nước Nam lập quốc, cầm cờ nhiều màu tung bay phất phới. Tiếp đến là hai con voi lớn ḿnh phủ khăn màu sặc sỡ, chở trên lưng hai nữ tướng trong trang phục thời cổ: áo dài màu vàng, đầu vấn khăn vành, dáng điệu trông rất oai nghiêm. Đó là hai nữ sinh của trường Gia Long và Trưng Vương đóng vai hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Năm đó Má tôi dẫn mấy chị em tôi đi xem diễn hành. Lúc đó tôi học lớp ba hay lớp nh́ chi đó, tôi vẫn c̣n thấp bé, đứng chưa quá hàng rào cản dọc theo lộ tŕnh diễn hành. Tôi bám lên hàng rào nhón chân nh́n đám rước, chiêm ngưỡng Bà Trưng Trắc ngồi trên lưng voi cao ngất ngưởng mà ḷng nao nao kính phục. Trang sử Việt oai hùng học được ở trường đang diễn ra trước mắt tôi, cảm xúc bồi hồi không sao tả được. Yêu mến Bà Trưng Trắc, tôi thương luôn cả trường Gia Long dù chỉ thương qua tên gọi, v́ tôi đâu đă thấy trường ra sao. Từ đó, tôi luôn nhủ ḷng cố gắng chăm học để được trúng tuyển vào trường Gia Long. 

 

II. Ngôi trường thân yêu:

Năm đầu tiên tôi vào trường th́ trường đă được tu bổ khá khang trang. Trường nằm trên một khu vực rất rộng giới hạn bởi bốn con đường lớn thuộc quận Ba đô thành Sài G̣n. Cổng chính trên đường Phan Thanh Giản, cổng sau rất ít khi được mở, v́ trổ ra đường Ngô Thời Nhiệm hơi vắng vẻ. Cổng bên trái (nếu nh́n từ đường Phan Thanh Giản vào) trổ ra đường Đoàn Thị Điểm. Tôi không t́m ra tài liệu ghi vào năm nào th́ dăy nhà trệt trên đường Đoàn Thị Điểm được xây. Cổng bên phải nằm sát đường Bà Huyện Thanh Quan, bên kia đường là chùa Xá Lợi.

Chỉ có cổng Bà Huyện Thanh Quan là nơi tụ tập nhiều hàng quà vặt. Đây là nơi học tṛ con gái chúng tôi chiếu cố tận t́nh nhất. Cổng trường chỉ mở khoảng vài mươi phút trước giờ học, mà thường th́ trước đó nhiều giờ, các nữ sinh đồng phục áo trắng đă bu nghẹt các gánh hàng bên đường, lao xao ồn ào như hội chợ, và xả rác ngay trước cổng chùa trang nghiêm thanh tịnh.

Sơ đồ của trường giống như một cổ thành: văn pḥng và các lớp học là những dăy nhà chạy dọc theo bốn con đường như đă kể trên, chính giữa là một khuôn viên rất đẹp, thảm cỏ xanh hai bên ngăn chia bởi con đường tráng nhựa đi từ cổng Phan Thanh Giản đến cổng Ngô Thời Nhiệm. Hai bên đường là hai hàng cây có bóng mát, tôi không nhớ là loại cây ǵ. Giờ ra chơi, chúng tôi đi lên đi xuống dạo trên con đường này mà tưởng tượng như đang dạo chơi trên đường phố Tự Do hay Nguyễn Huệ vậy.

Con đường này cũng chuyên chở một kỷ niệm khó quên trong đời tôi. Mỗi năm khi niên học chấm dứt, vào độ tháng Năm, trường hay tổ chức lễ phát thưởng cho học sinh xuất sắc. Năm nào Má tôi cũng cùng tôi đến trường dự lễ phát thưởng. Hai má con tôi thủng thẳng đi bộ trên con đường nhựa này, nắng nhẹ trời trong rất êm ả. Cuối đường là các hàng ghế xếp sẵn dành cho giáo sư, phụ huynh và học sinh. Tiếp sau dăy ghế là sân khấu ngoài trời, nơi tŕnh diễn phần văn nghệ giúp vui. Phần văn nghệ rất đặc sắc gồm các màn như múa trống cơm, múa quạt, hoạt cảnh Ông Ninh Ông Nang, đơn ca, hợp ca, … do học sinh của trường tŕnh diễn. Tôi thấy Má tôi rất vui và rất thích phần văn nghệ; có lẽ đây là những giây phút giải trí thoải mái hiếm có trong cuộc đời buồn tẻ của Má tôi. Bảy năm trung học, bảy lần tôi đến trường nhận phần thưởng, nhưng đáng quư nhất là bảy dịp tôi được cùng Má tôi đi bộ trên con đường tráng nhựa của trường.

Dăy nhà trên đường Phan Thanh Giản gồm có pḥng cô Hiệu Trưởng, pḥng họp giáo sư, pḥng cô Giám Học, pḥng cô Giám Thị và các pḥng nhân viên, pḥng kế toán. Các lớp học nằm ở từng trệt sát tiếp với các văn pḥng, và ở từng hai.

Ba dăy nhà c̣n lại là lớp học: dăy nhà Đoàn Thị Điểm chỉ là từng trệt, c̣n dăy nhà Bà Huyện Thanh Quan có hai từng và dăy nhà Ngô Thời Nhiệm có ba từng.

Trường được mở mang thêm, thư viện được xây vào năm 1965 phía sau dăy nhà Ngô Thời Nhiệm, pḥng thí nghiệm Vật lư và Hóa học được xây vào năm 1966, và hồ bơi  năm 1968.

Cây cảnh ở sân trong th́ có cây điệp (bông vàng, cho trái dài màu đen), mấy khóm trắc bá diệp mà học tṛ chúng tôi gọi là cây “lá thuộc bài”, rất cần thiết cho đời học tṛ chúng tôi!

Về sau bác làm vườn có trồng thêm một cây phượng vĩ con con, mọc cũng khá nhanh. Khi tôi rời trường th́ cây cũng đă có tàn rộng, trổ bông đỏ rực vào mỗi tháng Năm. 

Ngoài cây phượng vĩ con con trồng sau này ở sân trong, sân sau cổng Đoàn Thị Điểm có một cây phượng vĩ  rất già, không biết được trồng từ bao giờ, mà khi tôi vào trường cây đă cao lắm, tàn rất rộng. Suốt bảy năm trung học, tôi đă chứng kiến bảy mùa hoa nở. Màu hoa đỏ rực đua chen với màu trắng của tà áo nữ sinh, tung bay như trăm ngàn cánh bướm, là một h́nh ảnh không thể quên được.

Nghe đâu sau khi tôi rời trường lâu lắm, cây phượng này bị sét đánh ngă sau một trận dông băo. May mà bác làm vườn đă trồng cây phượng con ở sân trong trước khi cây già bị ngă. Nếu không, sân trường thiếu cây phượng vĩ th́ đời học tṛ chúng tôi sẽ quạnh hiu biết bao!

Sân sau cổng Đoàn Thị Điểm c̣n có hàng cây dây giun, leo chằng chịt trên hàng rào cổng, bông sắc đỏ, sắc trắng rất vui mắt. Cổng nhà Ông Nội tôi ở Bến Tre cũng có trồng cây này, cành lá sum sê rất đẹp. Sở dĩ tôi nhớ rất rơ h́nh dạng và màu sắc cây này là v́ cổng trường và cổng nhà Ông Nội tôi là hai nơi tôi yêu mến nhất trong thời hoa niên, và cả hai nơi đều có cây dây giun.

Dăy nhà Bà Huyện Thanh Quan th́ không có sân sau, v́ nằm sát lề đường. Dăy nhà Ngô Thời Nhiệm th́ chỉ có vài cây kiểng quanh bệnh xá và thư viện.

 

 

III. Chương tŕnh giảng huấn:

Năm đầu trung học lúc đó là lớp đệ Thất, rồi tiếp tục đệ Lục, Ngũ, Tứ là xong Trung Học Đệ Nhất Cấp. Sau đó là Trung Học Đệ Nhị Cấp gồm đệ Tam, Nhị, Nhất. Tóm lại các lớp trung học đếm ngược từ số lớn tới số nhỏ. Về sau, chương tŕnh học đổi cách chia lớp theo phương cách của Âu Mỹ mà đếm tới: lớp 6 (tương đương với đệ Thất), rồi lớp 7, 8, 9, 10, 11, và lớp 12 là tương đương với lớp đệ Nhất khi xưa.

V́ số pḥng học giới hạn nên ba cấp lớp đầu học buổi chiều. Các cấp cao hơn học buổi sáng. Tôi c̣n nhớ lúc tôi vào trường, mỗi cấp lớp có tất cả 14 lớp: đệ Thất 1 cho tới đệ Thất 14, phân nửa số lớp theo sinh ngữ chính Anh văn, phân nửa c̣n lại theo sinh ngữ chính Pháp văn (tôi chọn sinh ngữ chính Pháp văn, vào học lớp đệ Thất 8). Các cấp đệ Lục và đệ Ngũ cũng được phân chia như trên. Tổng cộng buổi chiều có tất cả 42 lớp. Trung b́nh sĩ số mỗi lớp là 60 học sinh, như vậy chỉ riêng buổi chiều đă có tất cả khoảng 2,500 học sinh.

Năm đệ Thất, môn Việt văn, chúng tôi học Văn chương b́nh dân (hay Văn chương truyền khẩu) gồm ca dao và tục ngữ trong phần văn vần. Về văn xuôi, chúng tôi học vài bài của các tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Năm đệ Lục, chúng tôi học thể thơ Đường luật, thất ngôn hay ngũ ngôn, các bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, và truyện dài Bích Câu Kỳ Ngộ.

Năm đệ Ngũ, chúng tôi tiếp tục học thơ Đường luật thất ngôn bát cú, các bài thơ viết bằng chữ Nôm của vua Lê Thánh Tông và các vị thi nhân trong hội Tao Đàn do vua lập ra. Về truyện dài, văn vần chúng tôi học tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đ́nh Chiểu; về văn xuôi chúng tôi học các tác phẩm của các văn sĩ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Hồn Bướm Mơ Tiên, Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng, Đoạn TuyệtLạnh Lùng của Nhất Linh.

Lên năm đệ Tứ, chúng tôi được học buổi sáng; điều này đă là một niềm hănh diện cho chúng tôi rồi (v́ được học cùng buổi với các chị lớn, nên tự nhiên cảm thấy ḿnh lớn hơn, chững chạc hơn), lại thêm được học tác phẩm nổi tiếng Đoạn Trường Tân Thanh (gọi tắt là Truyện Kiều) của Nguyễn Du.  

Năm đệ Tam chúng tôi chọn ban: ban A chủ về khoa học thực nghiệm, ban B nghiêng về Toán, và ban C chuyên về Việt văn và Triết học.

Sự thay đổi lớn đối với tôi khi lên đệ Tam là tôi không c̣n chung lớp chung thầy với tất cả các bạn học trong suốt bốn năm đệ Nhất Cấp. Một số bạn v́ chọn ban khác với ban tôi chọn nên sang lớp khác học, buồn lắm! Nhưng bù lại, tôi được làm quen với các bạn mới cùng trường và các bạn từ các trường tư thục ở ngoài vào.

Sự thay đổi thứ nh́ cũng khá quan trọng đối với tôi là giờ Việt văn giảm đi khá nhiều v́ tôi chọn ban Toán. Tôi vốn ưa thích Toán, Vật lư, Hóa học, mà đồng thời cũng thích Việt văn, nên tôi rất bối rối khi phải chọn ban. Sau cùng tôi chọn ban Toán, và đành “hy sinh” một số giờ Việt văn. Cái ǵ càng hiếm th́ càng quư: trong hai năm đệ Tam và đệ Nhị, dù đau ốm cảm cúm mà nhằm ngày có giờ Việt văn, tôi cũng cố ḷ ḍ tới trường, không nghĩ tới việc lây bệnh cho các bạn tôi, thiệt là bậy!

Tôi không nhớ hết năm đệ Tam học các thể loại nào, chỉ nhớ rơ về thể song thất lục bát và tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm từ nguyên bản Hán văn của tác giả Đặng Trần Côn. Tác phẩm này là một bài ngâm, kể tâm sự một chinh phụ có chồng đi chinh chiến miền xa.

Năm đệ Nhị là năm chuẩn bị thi Tú tài phần I và là năm cuối cùng học Việt văn (lên đệ Nhất không học Việt văn nữa mà học Triết học Tây phương), nên chương tŕnh Việt văn khá nặng. Chúng tôi học thể thơ hát nói, các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tế Xương, cùng sơ lược một vài tác phẩm của các thi sĩ thuộc phái thơ mới như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Xuân Diệu, v.v… 

Ngày tựu học năm đệ Nhất, tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn, vui ít buồn nhiều: vui v́ tôi vừa qua xong một kỳ thi và ít nhất có mảnh bằng “Tú đơn”[2] giắt túi; buồn v́ xong năm nay tôi phải rời trường, nơi chứa đầy ắp những kỷ niệm êm đềm thời hoa niên với thầy cô bạn bè.

Lớp đệ Nhất ban Toán chúng tôi không học môn Việt văn, mà những giờ Việt văn được thay bằng những giờ Triết học Tây phương. Tôi nghĩ học sinh mười bảy tuổi như chúng tôi mà phải gặm nhấm triết lư của các bậc đại triết gia trong lịch sử nhân loại th́ không c̣n ǵ đáng thương hơn! Cho đến bây giờ, tôi không c̣n nhớ một chút ǵ về mớ triết lư nhức đầu tôi học được trong năm đệ Nhất, trong khi thơ văn Việt đă theo ấp ủ và tưới mát tâm hồn tôi trong suốt thời gian tôi rời trường, trưởng thành và nên người.

Ôi, đời có những giờ Việt văn là một đời hạnh phúc!

Trích Tiếng Nước Tôi, Du Yên, 2009

H́nh ảnh: Trường Gia Long, cây phượng vĩ, cây dây giun.



<Click footnote number to return to text>

[1] Lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch, để tưởng niệm ngày hai vị liệt nữ anh hùng tự trầm ở sông Hát.

[2] “Tú đơn” tức là Tú Tài I, hay phần nhất. Ngoài ra, “Tú kép” tức là Tú Tài phần II, hay toàn phần. Đây là các tiếng lóng trong giới học sinh chúng tôi. 

 

 

 

Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved