Bảy bước đầu tiên của Thái tử Sĩ Đạt Ta
Author’s note:
The following is a Vietnamese version
of the Epilogue – The First Seven Steps of Prince Siddharta, an excerpt from
“But Buddha Clearly Shows The Way”. I dedicate this writing to my elders. I
am deeply indebted to them for teaching me to love the Vietnamese language
and Buddhism.
* * *
Khi
tôi c̣n thơ, tôi thường được nghe kể chuyện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng
sinh. Tôi tưởng tượng ra cảnh Thái tử Sĩ Đạt Ta vừa chào đời đă bước đi bảy
bước, một hoa sen nở nâng mỗi bước chân của ngài. Tôi cảm phục thái tử vô
cùng và tôn kính ngài như một bậc siêu phàm có nhiều phép lạ.
Sau khi bước xong bảy bước, ngài chỉ một ngón tay lên trời, một ngón tay xuống đất, và đọc bài kệ:[1]
“Thiên thượng thiên hạ, Duy Ngă vi tôn, Yếu độ chúng sinh, Sinh lăo bệnh tử.”[2] Tạm diễn nghĩa là: “Trên trời, dưới đất, Chỉ có Ta là cao quư. Cứu giúp tất cả loài người, Thoát ṿng sinh lăo bệnh tử.” |
Lúc đó tôi không hiểu bài kệ, nhưng tôi cũng cố gắng học thuộc ḷng.
Lời dạy này gây hoang mang cho tôi không ít. Và tôi nhận ra rằng hai ngàn
năm trăm năm trước, Đức Phật cũng là người như tôi, ngài cũng chịu đau đớn
khi bị thương tích, khi mắc bệnh, hoặc lúc tuổi về chiều.
Sau đó, tôi hiểu thêm rằng trong bài kệ thái tử đọc lúc giáng sinh, đại danh
từ “Ta” không ám chỉ Thái tử Sĩ
Đạt Ta mà có nghĩa là “Ngă”, một
triết lư cao siêu trong đạo Phật; và hai câu cuối trong bài kệ tóm tắt
thuyết “sinh tử” và “luân
hồi” rất thâm sâu.
V́ hiểu nội dung bài kệ nên tôi lại càng thắc mắc. Tôi tự hỏi: làm sao thái
tử, lúc vừa mới sinh ra đời, có thể đọc bài kệ về một triết lư cao siêu, “Ngă”,
mà ngài sẽ t́m ra khi ngài đắc đạo thành Phật ba mươi lăm năm sau đó? Và làm
sao thái tử, trưởng thành bên trong hoàng thành và không được nh́n thấy cảnh
khổ của thế gian suốt hai mươi chín năm, lại có thể đọc bài kệ về thuyết “sinh,
lăo, bệnh, tử” và “luân hồi”
lúc ngài vừa chào đời?
Thốt
nhiên, h́nh ảnh đứa trẻ sơ sinh bước trên bảy hoa sen hiện ra trong trí tôi,
quá xa vời và huyền ảo, không một chút hài ḥa với h́nh ảnh của một vị sa
môn già sắp nhập diệt, b́nh thản nằm nghiêng bên phải giữa hai cây sa la,
đầu hướng về phương Bắc.
Tôi gợi lại các kỷ niệm thời thơ ấu để tả tâm trạng hoang mang của một đứa
trẻ khi bắt đầu học Phật. Tôi không muốn các độc giả trẻ của tôi phải hoang
mang, thắc mắc như tôi khi xưa. Cho nên tôi kể rằng Thái tử Sĩ Đạt Ta sinh
ra cơi đời này cũng giản dị và b́nh thường như các trẻ sơ sinh khác. Tôi
không t́m thấy bằng chứng thực tế về việc trẻ sơ sinh bước đi bảy bước và
đọc bài kệ, ngoại trừ do các kinh sách chép lại; và tôi nghiệm thấy rằng chi
tiết đó không hợp lư nên tôi không kể.
Có vị đề nghị với tôi là nên viết vào sách câu chuyện thái tử đi bảy bước,
và ghi chú thêm rằng đó là truyền thuyết. Để làm chi? Giáo lư đạo Phật dựa
trên căn bản sự thật: sau khi Đức
Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật, bài pháp ngài giảng đầu tiên là bài nói
về Tứ Diệu Đế (nghĩa là Bốn Sự
Thật), và Tứ Diệu Đế chính là nền
tảng của đạo. Tôi nghĩ rằng: đưa một truyền thuyết vào đạo Phật không những
là không cần thiết, mà c̣n gây ấn
tượng mâu thuẫn cho độc giả. Sự
mâu thuẫn có thể làm phát sinh mối nghi ngờ, và làm giảm đi niềm tin tưởng
vào đạo Phật của các bạn trẻ.
Họa sĩ Dũng bỏ rất nhiều th́ giờ sưu tầm các chi tiết cho tám bức tranh phụ
bản màu về cuộc đời Đức Phật. Dũng nghiên cứu từ các vật dụng, cho đến gương
mặt, dáng điệu, và cách ăn mặc của các nhân vật, đúng như trong thời Đức
Phật ở Ấn Độ cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Các bức tranh rất thật, v́ Dũng
cố gắng vẽ lại sự thật. C̣n như “trẻ sơ sinh đi bảy bước với bảy hoa sen nở”
không chắc là có thật, nên chẳng thà Dũng không vẽ bức tranh Thái tử Sĩ Đạt
Ta giáng sinh.
Tôn giáo nào cũng ghi lại cuộc đời của vị giáo chủ với ít nhiều truyền
thuyết. Đức Thế Tôn có lẽ đă biết trước rằng cuộc đời của ngài cũng sẽ được
kể lại theo lệ thường đó, cho nên ngài dạy chúng ta phải luôn luôn dùng trí
tuệ quan sát và phân tích trước khi tin bất cứ một điều ǵ. Chúng ta chỉ
chấp nhận sau khi suy nghiệm thấy điều đó đúng với lẽ phải; chúng ta không
nên tin một cách mù quáng, cho dù điều đó
được nhiều người nói,
được ghi trong kinh sách, hay
được truyền lại qua bao thế hệ.[3]
Như đă tŕnh bày ở phần Preface đầu cuốn sách này, tôi không yêu cầu độc giả
phải chấp nhận quan điểm của tôi, kể cả việc tôi không ghi truyền thuyết vào
sách. Tôi không bác bỏ truyền thuyết “Thái tử đi bảy bước lúc ngài giáng
sinh”, cũng không chỉ trích để làm giảm uy tín các sách chép câu chuyện này.
Hiện nay, số lượng sách luận về đạo Phật rất nhiều, sách nào cũng dạy: Phật
cũng là người như chúng ta, chúng ta cố gắng tu rồi sẽ thành Phật; và một số
học giả đă chứng minh, xác nhận và khen ngợi rằng đạo Phật rất phù hợp với
khoa học. Tuy nhiên, tôi chưa t́m được cuốn sách nào chứng minh giá trị khoa
học của việc trẻ sơ sinh nói và bước đi bảy bước. Các vị cao minh nào biết
có sách bàn về chuyện này, xin vui ḷng mách cho tôi.
Một số lớn các tài liệu về đạo Phật đều kể lại chuyện “Bảy bước đi đầu tiên
của Thái tử Sĩ Đạt Ta”. Thú vị hơn nữa, có vài tài liệu ghi thái tử giáng
sinh từ bên hông phải hay trong nách Hoàng hậu Ma Da. Tôi đoan chắc rằng:
với ánh mắt từ bi, Đức Thế Tôn đang nh́n xuống cơi ta bà này, ngài mỉm cười,
và nhẹ nhàng bảo chúng ta: “Không phải vậy đâu!”
* * *
Câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những câu
chuyện gương mẫu và đẹp nhất của nhân loại, bởi v́ nó đề cao sự cố gắng và
ca ngợi sự thành công của con người trên tất cả vạn vật trong vũ trụ. Câu
chuyện tự nó đă đẹp và không cần bất cứ một truyền thuyết nào tô điểm cho
nó.
Trích
But Buhhda
Clearly Shows the Way,
Du Yen,
2011
Tranh mực đen “Sen”
Tranh màu nước
“Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn”
một trong 8 bức tranh phụ bản cuốn sách But Buddha Clearly Shows the Way, Du Yen, 2011
[1]
Bài kệ Thái tử Sĩ Đạt Ta đọc lúc giáng sinh – theo như truyền thuyết –
thay đổi khá nhiều, tùy nguồn gốc trích dẫn, tùy cách diễn nghĩa, và
tùy lối giải thích.
[2]
Theo Kinh Trường A Hàm I.
Theo Kinh Thái Tử Thụy Ứng
Bản Khởi th́ hai câu sau là: “Tam
giới giai khổ, Hà giả hà lạc”. Theo Kinh
Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả th́ bài kệ lại khác, toàn bài như sau:
“Ngă ư nhất thiết, Nhân thiên
chi trung, Tối tôn tối thắng. Vô lượng sanh tử, Ư kim tận hỷ.”
[3]
Theo
Tăng Chi Bộ Kinh, Kinh
Kalama (The Anguttara
Nikaya, Kalama Sutra).
Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved