Trang Nhà

Phần Việt Ngữ

Văn Hóa

Phật Giáo

E-books

H́nh Ảnh Việt Nam

Dành cho Hội Viên

     

 

 

Nguồn gốc ngày Vu Lan

 

Người Việt Nam, hằng năm có ba lễ hội lớn: Tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản và lễ Vu Lan Bồn. Tất cả các ngày lễ lớn này đều theo truyền thống âm lịch. Ngoại trừ lễ Phật Đản là dành cho người phật tử, c̣n hai ngày lễ hội kia, hầu như dành cho những người Việt Nam nào c̣n giữ ǵn truyền thống văn hóa và hiếu hạnh của con người, dù giàu hay nghèo, dù già hay trẻ. Mỗi ngày lễ, tâm trạng của chúng ta có ư hướng khác nhau, điểm chung là tưởng nhớ về cội nguồn của chính ḿnh, để t́m cách bảo tồn, báo đáp ân đức của tiền nhân và ông bà, cha mẹ.

Phạm vi của bài này chỉ nói tới lễ hội Vu Lan: Ngày rằm tháng bảy hằng năm rất quan trọng cho dân tộc và những người con Phật. Về lịch sử và ư nghĩa Vu Lan, chúng tôi chỉ sơ lược những nét chính, v́ hằng năm, các vị tôn đức, thiện hữu trí thức đă nhắc lại rất nhiều lần.

 

 

Về lịch sử, thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni c̣n tại thế; một vị đệ tử lớn của Ngài là Tôn giả Mục Kiền Liên (tên tiếng Phạn là Moggallana), sau khi đắc quả A La Hán, đă dùng những thành tựu về thần thông của ḿnh để t́m mẹ của ḿnh sau khi chết đang ở đâu. Sau thời khất thực, Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ của ḿnh đang bị cực h́nh ở cảnh giới Địa ngục; thân thể bà tiều tụy v́ đói khát, Ngài bèn đem thức ăn do “tín thí”[1] cúng dường đến dâng cho mẹ.

V́ sợ kẻ khác giựt phần ăn của ḿnh, một tay bà che bát, tay kia bà bốc ăn. Thức ăn chưa tới miệng đă hóa ra lửa đỏ nên bà ăn không được.

Ngài Mục Kiền Liên mới về bạch Phật để hỏi nguyên do và làm cách nào để cứu mẹ. Đức Phật mới nói rơ ngọn ngành và phương pháp cứu bà (xin xem kinh Vu Lan).

Vu Lan Bồn có ư nghĩa đơn giản là dùng lễ vật đựng trong một cái bồn (thau, chậu) dâng cúng lên các vị tu hành thanh tịnh để nhờ sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người bị tội chướng hành hạ, thọ khổ báo trong hiện kiếp và nhiều đời. Điều đó có nghĩa là lễ Vu Lan đă có từ thời Đức Phật c̣n tại thế, do Ngài Mục Kiền Liên xin Phật dạy để cứu mẹ.

Trên thế gian này, tất cả những sự sống đều do cha, mẹ sinh ra. Cha mẹ đă chịu mọi khó khổ để sinh con ra, và để nuôi con khôn lớn. Con người hơn loài cầm thú là có “hiếu đạo”. Nếu ai đó đă không thương cha, kính mẹ th́ c̣n tệ hơn loài cầm thú. V́ thế nếu chúng ta tự nhận ḿnh là người th́ phải biết ơn và báo ân.

Biết ơn là phải thấy được sự có mặt của ḿnh ở cơi đời này là từ đâu. Nhiều người trong chúng ta phủ nhận công sinh dưỡng từ cha mẹ, đă bội phản nói rằng tôi từ thần đá, thần đất, thần gió, thần lửa v.v… sinh ra; từ đó đâm ra chửi cha, mắng mẹ, phá tán gia cang làm cho cha mẹ phải đau khổ suốt đời (trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân có chép.)

Báo ân là phải đáp đền ơn đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người. Chúng ta báo ân bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, và đỡ đần khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cha mẹ phải nên hiểu rơ đạo lư báo ân để việc báo ân được kết quả hơn. Cha mẹ sinh ra ta cũng chỉ là người phàm, mắt thịt, nên những sự lỗi lầm, sai quấy xảy ra hằng ngày, đôi khi cha mẹ không thấy ra đó là tội hay phước, chỉ v́ tập quán và hoàn cảnh để sống c̣n. Chúng ta là Phật tử, có quy y Tam Bảo, có học hỏi, thực hành lời Phật dạy, nên chúng ta phải theo đạo lư nhân quả mà báo ân cha mẹ. Thí dụ như cha mẹ thích ăn tiết canh vịt, trứng lộn, tôm cua c̣n sống v.v… ta phải biết đạo Phật từ bi, cấm sát sanh, mà t́m cách khuyên nhủ, thay đổi món ăn khác để cho cha mẹ bớt đi tội lỗi chỉ v́ không hiểu được Phật Pháp.

Ví như sinh thời, cha mẹ v́ thua sút bạn bè, sinh ra hận thù, xúi dạy ḿnh trả thù để thỏa ḷng thù hận th́ chúng ta nên sáng suốt hành xử theo luật nhân quả, chứ đừng nghe theo cha mẹ ḿnh mà làm th́ nghiệp ác sẽ chất chồng thêm cho cha mẹ và cho cả chúng ta. Nếu nói chi tiết ra th́ có rất nhiều chuyện để bàn tới, chúng tôi không thể làm đầy đủ trong một bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ xin được nhắc lại lời của cố Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa trong câu chuyện Bài học ngàn vàng rằng:

          “Phàm làm việc ǵ cũng phải nhớ tới hậu quả của nó.”

Chúng con xin cung kính biết ơn Bồ Tát Mục Kiền Liên và cha mẹ hiện đời, cũng như nhiều đời, đă sinh ra và hướng dẫn chúng con có được chánh tín quy y theo Phật Pháp.

 




 

 

Quảng Trí Phạm văn Thức

Ngày giỗ Ḥa Thượng Bổn Sư, ngày 1 tháng 5 âm lịch

 

H́nh từ trên xuống dưới:

Bồ Tát Mục Kiền Liên - www.rigawiki.org

Cảnh giới ngạ quỷ - trong địa đồ Sáu Pháp Giới Luân Hồi - www.rigawiki.org

Ngạ quỷ - Sikkim Tibetan Buddhism Monastery Himalaya



<Click footnote number to return to text>

[1] Tín thí: Những cư sĩ ủng hộ Phật pháp để nuôi dưỡng tăng chúng.

 

 

 

 

Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved