Ngày xưa c̣n thơ
Năm 1958 - Căn nhà thời thơ ấu
Gia đ́nh tôi cư ngụ ở số 32 đường Lê Văn Linh. Đó là một dăy phố trệt gồm
năm căn nhà dài như năm cái hộp quẹt nằm sát vách nhau; mỗi căn chỉ có cửa
cái và hai cửa sổ ở mặt tiền, không cửa sau, không cửa hông. Đường Lê Văn
Linh tráng nhựa, ít xe cộ qua lại. Bên kia đường là trường Tư thục Tiểu học
Minh Tâm, là ngôi trường khai tâm cho tôi.
Bản đồ Sài G̣n xưa | Phường Xóm Chiếu, Quận Tư - Sài G̣n |
Nhà tôi có hai pḥng. Bước qua cửa cái là một pḥng lớn, giữa pḥng bày một
cái bàn dài với sáu cái ghế xung quanh là nơi tiếp khách, cũng là nơi gia
đ́nh tôi sinh hoạt hằng ngày: chúng tôi học bài làm bài, Ba tôi coi báo sau
buổi cơm chiều, hoặc Má tôi trải vải ra cắt may quần áo cho chúng tôi. Ngay
cửa sổ bên trái là bàn máy may hiệu Singer,
lúc đó c̣n bàn đạp chớ chưa gắn điện. Má tôi sắm cái máy may đó lâu rồi,
nó bằng tuổi tôi! Sát cửa sổ bên phải là cái đi-văng (divan) rộng. Cái
đi-văng bằng ván giống như một cái hộp không nắp úp ngược, đây là chỗ ngủ
của cô Chín, cô Mười tôi; hai cô là em áp út và em út của Ba tôi, hai cô về
ở với gia đ́nh tôi v́ lúc đó ông bà Nội tôi đă mất. Kế bên đi-văng là cái tủ
đứng đựng quần áo của hai cô.
Tủ buưp-phê (buffet) đựng chén dĩa đẹp để đăi khách được kê sát bức tường
ngăn pḥng này với pḥng trong. Kệ thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đóng
giữa tường ngang tầm tay với. Sau buổi cơm chiều, Ba tôi thường đứng trước
bàn thờ niệm Phật; tôi theo Ba tôi đứng bên cạnh cũng chắp tay. Ba tôi dặn:
niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” 7 lần. Tôi thắc mắc:
- Tại sao phải niệm 7 lần?
- Con cứ niệm 7 lần.
Ba tôi không nói tại sao không là 5 lần hay 10 lần mà lại là 7 lần. Tôi lại
thắc mắc tiếp:
- Làm sao con biết đủ 7 lần? Rủi mà con quên thiếu một lần có mang tội
không?
Ba tôi cười, dạy rằng:
- Con chắp hai tay trước ngực, cúi đầu xuống, ngó mấy đầu ngón tay; bắt đầu
niệm một câu th́ đếm ngón tay cái của bàn tay trái là 1, niệm câu tiếp theo
th́ đếm ngón tay trỏ là 2, cho tới khi hết bàn tay trái, bắt qua bàn tay
phải, đếm thêm ngón cái với ngón trỏ th́ đủ 7 lần.
Và cứ như vậy, mỗi buổi tối đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh ba nó đếm ngón tay
và niệm Phật 7 lần, không dư, không thiếu.
Qua bức tường ngăn là đến pḥng trong. Pḥng này có một giường nệm lớn, chỗ
Ba Má tôi, em trai kế tôi và em gái tôi
ngủ. Kế bên là tủ đứng hai cửa đựng quần áo của Ba Má tôi. Một cái
đi-văng hẹp kê dọc theo tường là chỗ anh trai tôi ngủ, và một cái đi-văng
rộng hơn kê ngay dưới cửa sổ ngó ra nhà bếp là chỗ ngủ của chị tôi và tôi.
Mỗi buổi tối đến giờ ngủ, chúng tôi trải chiếu, giăng mùng. Mùng gồm nóc
mùng, là một miếng vải trắng lớn h́nh chữ nhựt, và lưới the trắng khổ rất
rộng làm thân mùng may dính vô nóc mùng dọc theo chu vi. Lưới the may bắt
đầu từ khoảng giữa cạnh dài của nóc mùng, đi hết chu vi và đè lên chỗ bắt
đầu khoảng một sải tay, thành cửa mùng. Bốn góc nóc mùng có khoen vải để xỏ
dây giăng mùng. Giăng mùng tức là buộc dây vô cây đinh đóng trên vách tường,
thường th́ ít nhứt có một góc phải xỏ dây thiệt dài, v́ phải buộc vô cây
đinh trên bức tường rất xa cái đi-văng.
Giăng mùng xong chúng tôi chui qua cửa mùng (phải chui thiệt lẹ để muỗi
không bay theo vô mùng), tấn vải lưới the xuống chiếu cho kín đáo rồi bày
gối ra nằm. Má tôi may cho chúng tôi mỗi đứa một cái gối kê đầu nằm và một
cái gối ôm. Chị em tôi ngủ hay lăn lộn, đạp gối ôm rớt xuống đất, kéo theo
phần thân mùng đă tấn kỹ dưới chiếu đêm trước bung ra; sáng ngày ngó lên
lưới the trắng điểm đen kịt mà thấy ớn: mấy chục chú muỗi bụng căng phồng
bay không muốn nổi!
Cái đi-văng giống như cái hộp không có nắp úp ngược. Ba tôi kêu ông thợ mộc
cắt bên hông cái hộp làm hai cánh cửa, đóng thêm bản lề và chốt, rồi lấy một
tấm ván ép đóng thêm nắp hộp; như vậy bên trên mỗi cái đi-văng là chỗ ngủ và
bên dưới trở thành một cái tủ, chúng tôi có chỗ sạch sẽ để cất mùng, mền,
chiếu, gối và quần áo.
Qua pḥng trong là tới sàn nước và nhà bếp. Sàn nước là chỗ có ṿi nước máy
câu từ ống nước chánh của thành phố. Sàn nước lộ thiên không nóc, xây trũng,
tráng xi-măng, là nơi để tắm rửa giặt giũ. Sàn nước có một cái hồ bằng
xi-măng rất lớn để chứa nước lấy từ thành phố và để hứng nước mưa. Mỗi mùa
nắng chúng tôi phải dùng nước rất dè sẻn, v́ ṿi nước th́ chảy ri rỉ, c̣n
nước mưa cũng không hứng được bao nhiêu. Nhà tắm xây dựa bên hồ nước, với
một bức tường nằm chắn trên một phần ba hồ nước, tức là hồ nước hai phần lộ
thiên, một phần nằm trong nhà tắm; nhờ vậy chúng tôi khỏi phải xách nước vô
nhà tắm mỗi lần đi tắm, rất tiện!
Nhà bếp có một cái bàn ăn với mấy cái ghế. Bàn ăn kê sát bộ ván gơ, mặt bàn
cao hơn bộ ván một chút. Bộ ván này của cô Bảy dượng Bảy gởi tạm ở nhà tôi.
Cây gơ rất chắc và nặng, khi dùng lâu lên nước bóng rất đẹp. V́ bàn ăn kê
sát bộ ván nên một số người trong nhà được ngồi xếp bằng trên bộ ván khi ăn
cơm, số c̣n lại ngồi trên ghế. Con nít chúng tôi giành nhau ngồi xếp bằng
trên bộ ván chớ không ưa ngồi ghế ăn cơm!
Bếp có ba cái ḷ bằng đất nung chụm than, một tủ gạc-măng-giê (garde manger)
để cất thức ăn, tủ có lưới bao xung quanh để ngăn ruồi nhặng. Bốn chưn tủ
gạc-măng-giê đứng trên bốn cái tô
rộng nước, đó là cái tô bằng sành, chính giữa có một trụ tṛn phẳng nhô lên
cao. Khi đổ nước đầy tô th́ trụ tựa như một ḥn đảo nổi lên giữa biển, chưn
tủ đứng trên các ḥn đảo này; như vậy mấy chú kiến đi kiếm ăn không thể nào
lội nước để leo lên ḥn đảo, rồi theo đó leo lên chưn tủ mà vô thức ăn được.
Thường th́ Má tôi đi chợ mỗi ngày v́ không có chỗ chứa cá thịt tươi. Nhằm
khi bận rộn hay dịp Tết, Má tôi muối thịt cá rồi đem chiên hay kho, xong cất
trong tủ gạc-măng-giê giữ được hai hay ba ngày.
Qua khỏi nhà bếp là sân sau. Sân rất nhỏ, bao xung quanh bởi ba bức tường
xi-măng cao, bên kia tường là các nhà hàng xóm. Sân có nhà vệ sinh và mấy
dây phơi quần áo giăng song song che kín hơn nửa sân.
Pḥng trước và pḥng trong lót gạch tàu; sàn nước và nhà bếp tráng xi-măng.
Tường và trần tráng xi-măng quét vôi trắng. Tôi sợ nhứt là ngó mấy con thằn
lằn xám xịt ḅ nhởn nhơ trên tường và trần vôi trắng!
Nhập học
Vài tháng trước ngày tựu trường tôi vô lớp Năm, Má tôi may cho chị em chúng
tôi mấy bộ quần áo mới. Má tôi pḥng hờ tôi lớn nên Má tôi may lai quần khá
to, lại xếp thêm một lai nữa và may lằn thứ nh́ đè lên. Ngày tựu trường, tôi
xỏ quần vô th́ than ôi, lai quần đă cao hỏng trên mắt cá chưn. Má tôi lật
đật kêu tôi ngồi lên cái ghế đẩu (ghế cao có bốn chưn không lưng dựa), rồi
Má tôi ngồi chồm hổm dùng cây tháo chỉ gỡ lằn may thứ nh́; cô Chín phụ Má
tôi gỡ chỉ bên ống quần bên kia. Trong vài chớp mắt, Má tôi đă gỡ chỉ xong,
vuốt hai lai quần thẳng lại; tôi đứng dậy th́ quần vừa y như mới may hôm
qua. Thiệt tôi lớn như thổi! Tôi phục Má tôi có kinh nghiệm và hay lo xa khi
may quần áo cho chúng tôi. Tôi lật đật cắp cặp đựng vỏn vẹn có cuốn tập giấy
trắng với cây viết ch́, nắm tay chị tôi băng qua đường, vừa vặn chuông reo
xếp hàng vô lớp: buổi học lớp Năm đầu tiên của tôi ở trường Minh Tâm.
Tôi vô học lớp Năm (anh chị tôi nói là tôi “ngồi” lớp “bét”) không gặp khó
khăn ǵ cả; tôi không khóc, không nhớ nhà, v́ chị tôi học cùng trường trên
tôi ba lớp - lớp Nh́, và v́ nhà tôi ở ngay bên kia đường. Trưa, chị tôi dắt
tôi băng qua đường về nhà ăn cơm trưa; ăn xong trở lại học thêm vài giờ là
xong một ngày. Buổi chiều chị em tôi hay chơi với các trẻ hàng xóm.
Bạn hàng xóm
Hàng xóm bên phải nhà tôi là gia đ́nh cô Ba thầy Ba Làm Bóp. Chúng tôi quen
gọi theo như Má tôi gọi, v́ Má tôi cũng không biết tên thiệt của cô Ba thầy
Ba, chỉ biết họ làm nghề may bóp da bỏ mối cho các tiệm bán lẻ. Cô Ba thầy
Ba có hai đứa con gái là con Chinh và con Hạnh trạc tuổi chị em tôi. Con
Chinh học rất giỏi, được bằng danh dự mỗi tháng. Con Hạnh hay cười, miệng nó
cười rất tươi hở nướu đỏ au với hai hàm răng đều đặn trắng tinh. Em út tụi
nó là con Manh Manh cỡ tuổi em trai tôi. Manh Manh tối ngày chỉ ăn cơm với
muối mè, chẳng màng rau trái thịt cá; vậy mà tay chưn nó bụ bẫm, da dẻ nó
hồng hào mịn màng.
Sát vách bên trái nhà tôi là ba gia đ́nh người Tàu chia nhau một căn phố. Họ
không nói rành tiếng Việt, chắc là họ từ bên Tàu qua Việt Nam rồi ở lại luôn
làm nghề buôn bán. Gia đ́nh ông bán hủ tíu ḅ kho ở pḥng ngoài, pḥng trong
ngăn đôi là chỗ ở của gia đ́nh ông thợ nhuộm và gia đ́nh ông bán xe lẻng
kẻng. Xe lẻng kẻng bán đủ các món: bánh in, bánh đậu xanh, bánh bẻng, kẹo
dừa, kẹo mè, xí mụi, trần b́, cà na, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em, kim chỉ
nút áo cho mấy bà, … Hai gia đ́nh ông thợ nhuộm và ông lẻng kẻng có con rất
nhỏ nên chúng tôi không quen. Gia đ́nh ông bà bán hủ tíu ḅ kho có tiệm ở
chợ Xóm Chiếu, con gái lớn là con Chu không đi học mà ở nhà cả ngày coi
chừng em trai nó là thằng Náo, bằng tuổi tôi, và em gái nó là A Múi mới chập
chững biết đi.
Sau buổi học chị em tôi hay rủ chị em Chinh, Hạnh, con Chu, thằng Náo chơi
u, chơi trốn bắt, tạt lon, chơi đánh đũa, nhảy dây, … cho tới khi Ba tôi đi
làm về. Ba tôi đi làm bằng xe đạp; mỗi ngày khi chiếc xe đạp của Ba tôi rẽ
xuống lề đường đất th́ chúng tôi chạy túa ra reo vui: “A, Ba về! Ba về!” Ba
tôi ngừng xe, cúi xuống bồng em gái tôi bên tay trái, tay phải cầm ghi-đông
lái xe chạy hai ṿng lên xuống dọc lề đường đất. Chúng tôi cùng các bạn hàng
xóm vỗ tay cười nắc nẻ. Đến lượt em trai tôi, Ba tôi mỏi tay v́ em trai tôi
lớn hơn, nặng kư hơn, nên Ba tôi chỉ cho đi một ṿng rồi ngừng lại.
Nhiều khi con Chu ham chơi để A Múi té u đầu, tối về con Chu bị má nó đánh
đ̣n đau khóc thút thít. Có hôm chiều tối chúng tôi ăn cơm xong ra trước nhà
ngồi hóng mát mà con Chu cũng chưa ăn cơm tối; đó là những ngày ba má nó bán
ế, dọn hàng về rất trễ. Tội nghiệp chị em con Chu đói meo! Chị em chúng tôi
lấy bánh ở nhà đem cho con Chu với hai em nó ăn cho đỡ đói. Và buổi tối hôm
đó nhà nó không có cơm ăn, mà phải ăn hủ tíu ḅ kho c̣n dư ba má nó đem về.
Tôi nghĩ mà thương cho các gia đ́nh người Tàu hàng xóm: rời quê cha đất tổ
xa lắc lơ, lưu lạc tới miền Nam nước Việt sống đời lam lũ chật vật. Tôi nghĩ
như ba má con Chu hôm nào bán ế, cả nhà ít ra cũng c̣n hủ tíu ḅ kho ăn trừ
cơm, c̣n như ông thợ nhuộm và ông bán xe lẻng kẻng, những ngày bán ế họ lấy
ǵ cho gia đ́nh ăn trừ cơm?
Sau bữa cơm chiều, tôi theo Ba tôi đứng trước bàn thờ niệm Phật, xong Ba tôi
bắc ghế bố dài ra nằm hóng mát ở cái sân xi-măng nhỏ xíu trước nhà. Tôi lẩn
quẩn bên Má tôi, chơi với em trai và em gái tôi. Nhưng chỉ được một lát thôi
th́ tụi nó lăn ra ngủ kḥ.
Đôi khi bà Ngoại tôi qua chơi ở lại đêm, bà Ngoại tôi nằm chơi trên vơng mắc
trên giá vơng kê giữa pḥng trong, c̣n Má tôi nằm trên giường phe phẩy quạt
cho các em tôi ngủ. Má tôi hay vặn radio cho bà Ngoại tôi nghe hát bội; tôi
nghe bà Ngoại và Má tôi nói với nhau, khi th́: đây là lớp Tiết Đinh San cầu
Phàn Lê Huê, đây là lớp Thần Nữ Dưng Ngũ Linh Kỳ, … lúc th́: đây là lớp Lưu
Kim Đính giải giá Thọ Châu, … tôi nghe hát không hiểu ǵ hết, lại thêm nghe
tiếng trống đánh thùng thùng, tiếng chập chả xèng xèng điếc tai, nên tôi lẻn
ra pḥng ngoài. Tôi lân la tới bên bàn giữa pḥng, nơi anh chị tôi đang học
bài làm bài. Cô Chín cô Mười tôi học bậc trung học nên cũng chăm chú lo bài
vở. Tôi ngồi tẩn mẩn, không ai nói chuyện với tôi; vài lần tôi mở miệng gợi
chuyện th́ lại bị gạt ngang, bắt phải im cho tất cả mọi người học bài! Tôi
chán quá, ra sân trước, leo lên nằm ghế bố với Ba tôi, ngắm trăng sao mà
thấy vui hơn nhiều!
Năm
1959 - Dọn nhà
Tôi nhập học năm lớp Tư chưa được bao lâu th́ gia đ́nh tôi phải dời nhà. Má
tôi kể là chủ phố bán dăy phố lại cho người khác. Chủ mới sẽ phá mấy căn nhà
để xây chi đó, nên tất cả đều phải dọn đi.
V́ phải dọn đi gấp không có th́ giờ kiếm chỗ tốt, nên Ba tôi mướn tạm một
căn, nghe Má tôi nói rất chật so với căn phố gia đ́nh tôi đang ở. Sau bữa
cơm chiều, Ba tôi không nằm ghế bố hóng mát mà phải vẽ mấy cái sơ đồ. Ba tôi
đo mấy cái tủ, mấy cái đi-văng, mấy cái bàn, ... rồi vẽ, rồi gôm, rồi lại vẽ
lại nhiều lần. Tôi theo hỏi, th́ Ba tôi nói là phải sắp xếp sao cho gọn mới
nhét hết giường, tủ, bàn, ghế hiện chúng tôi đang có vô trong căn nhà sắp
tới. Tôi không h́nh dung được căn nhà sắp tới nhỏ hẹp ra sao mà Ba tôi phải
vẽ sơ đồ kỹ lưỡng như vậy trước khi dọn nhà!
Tôi không c̣n gặp lại các bạn hàng xóm nữa sau khi gia đ́nh tôi rời căn nhà
số 32 đường Lê Văn Linh.
Mấy trang sách chấm phá những kỷ niệm buổi đầu thời thơ ấu của tôi đă đóng
lại.
Du Yên
(Xem tiếp Niềm vui xóm nhỏ)
Ghi chú:
Bản đồ Sài G̣n vào thập niên 1960 và 1970 cho thấy con hẻm Lê Văn Linh Nối
dài đă được thay bằng đoạn đường tráng nhựa, và đường Lê Văn Linh
chạy
dài gặp đường Đỗ Thành Nhân tại ngả ba.
Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved