Trang Nhà

Phần Việt Ngữ

Văn Hóa

Phật Giáo

E-books

H́nh Ảnh Việt Nam

Dành cho Hội Viên

 

 

Niềm vui xóm nhỏ

(Tiếp theo Ngày xưa c̣n thơ)

 

Gần cuối năm 1959 gia đ́nh tôi dọn về số 149 A đường Lê Văn Linh Nối dài, lúc đó tôi được 7 tuổi.

Căn nhà trên con hẻm nhỏ

Đường Lê Văn Linh chạy dài phía sau Chợ Xóm Chiếu, gặp đường Lê Quốc Hưng th́ cả hai con đường ngừng lại ở đó. Đường Lê Văn Linh Nối dài, đúng như tên gọi, là con hẻm nối tiếp đường Lê Văn Linh. Con hẻm chỉ rộng khoảng bằng bề ngang bốn chiếc xe xích lô đạp. Chị tôi và tôi vẫn theo học trường Minh Tâm, v́ tuy nhà không gần trường như nhà cũ, nhưng cũng không xa lắm, chỉ cần đi bộ thẳng đường, qua khỏi Chợ Xóm Chiếu một đỗi là tới trường.

Bản đồ Sài G̣n xưa Phường Xóm Chiếu, Quận Tư - Sài G̣n

 

Con hẻm c̣n trải đá xanh vụn chưa tráng nhựa, gặp cơn mưa lớn th́ nước đọng vũng rút rất lâu. Nhà hai bên đường phần nhiều hai từng, thỉnh thoảng xen một căn nhà trệt. Nhà vách ván lợp tôn, cửa cái cách lề đường bởi một cái hàng ba hẹp, đủ để dựng ba chiếc xe đạp; nhà không có cửa sau, không có cửa hông nên mùa nắng nóng kinh khủng!

Nhà tôi, cũng như tất cả các nhà hàng xóm, bề ngang rất hẹp, bề dài cũng không có mấy; tôi mới hiểu là trước khi dọn tới đây, Ba tôi phải vẽ mấy cái sơ đồ để xếp bàn ghế. Bước qua cửa cái, bên phải là cái đi-văng chỗ anh trai tôi ngủ, sát bên đi-văng là một hàng ba cái ghế xếp dọc theo cái bàn tiếp khách, rồi lại đến một hàng ba cái ghế nữa. Gia đ́nh chúng tôi ăn cơm ngày ba bữa ở bàn này v́ nhà bếp chật lắm không có chỗ để bàn ăn. Má tôi bắc thêm ba cái ghế đẩu để đủ chỗ cho chín người trong gia đ́nh cùng ngồi ăn cơm. Sau bàn ăn là tủ buưp-phê, rồi tới cái đi-văng chỗ Ba Má tôi và em gái tôi ngủ, rồi tới cái tủ gạc-măng-giê kê gần cửa vô nhà bếp. Dựa sát tường phía bên kia là cái tủ đứng đựng quần áo và bàn máy may Singer.

Thiệt ra th́ từ cửa cái vô tới cuối nhà, chúng tôi không cần đi trên sàn nhà mà có thể chuyền từ cái đi-văng ngay cửa cái bước vô, leo lên cái ghế, lên cái bàn ăn, xuống cái ghế bên kia, xong leo lên tủ buưp-phê, chuyền qua một cái đi-văng nữa là tới cầu thang lên lầu! Anh chị em chúng tôi rắn mắt chuyền như khỉ để lên lầu mỗi khi không có người lớn ở nhà!

Bên cạnh cầu thang là cửa bước vô nhà bếp. Nhà bếp rất hẹp và ngột ngạt v́ không có sàn nước lộ thiên như ở nhà cũ, mà nóc nhà lại lợp tôn che bít bùng. Chỗ nấu ăn chỉ đủ để hai cái ḷ, nhà vệ sinh ngay bên cạnh; không có nhà tắm riêng: mỗi lần tắm phải đóng cánh cửa vô nhà bếp, cởi quần áo rồi múc nước trong lu mà dội!

Cầu thang lên lầu hẹp và gần như dựng đứng v́ không có đủ chỗ. Bước lên khỏi cầu thang là cái đi-văng chỗ cô Chín cô Mười ngủ và tủ đựng quần áo của hai cô, rồi sát bên là cái giường nệm trước kia ở nhà cũ Ba Má tôi ngủ, nay v́ dưới nhà chật quá không có chỗ để cái giường; thành ra khi dọn về nhà này, chị tôi, tôi, và em trai kế tôi được ngủ giường nệm êm ái! Giường kê sát cửa sổ, kế bên cửa sổ là cửa ra hàng ba trên lầu. Hàng ba tuy hẹp, nhưng Ba tôi cũng nhét được cái giá vơng; buổi chiều chúng tôi hay nằm vơng đong đưa hóng mát. Cái bàn ăn ở nhà bếp trước kia trở thành bàn học cho cô Chín cô Mười, kê sát cái đi-văng của hai cô trên lầu. Chúng tôi học bài trên cái bàn dài dưới nhà.

Tóm lại, tất cả bàn ghế, giường, đi-văng từ nhà cũ đem hết vô nhà này được, chỉ có bộ ván gơ quá lớn không c̣n chỗ để. Ba tôi phải nhờ xe chở lại nhà bác Tư tôi gởi. Chúng tôi không c̣n được ngồi xếp bằng trên bộ ván ăn cơm, mất vui!

Ba tôi muốn sắm cây quạt máy cho nhà đỡ ngột ngạt, nhưng nhà quá chật không có chỗ cho cả hai loại, quạt máy để trên bàn cũng như quạt máy đứng. May sao Ba tôi kiếm ra một cái quạt trần ở tiệm bán đồ điện cũ, và ông thợ điện chủ tiệm hứa sẽ tới gắn giùm cho. Ông thợ chắc không phải tay nghề nên ông loay hoay cả buổi sáng thứ bảy, tới trưa mới xong. Ông vặn cho chạy thử; vừa bật nút lên th́ eo ôi! cái máy lắc lư, quay kêu rần rần như xe hàng rồ máy, rồi một trong năm cánh quạt rớt đùng xuống bàn ăn. Cả nhà hoảng vía, may mà lúc đó không có ai ngồi ở bàn ăn ngay dưới cái quạt trần. Cô Mười tôi đứng kế bên cái ghế bị cánh quạt rớt xuống trúng bàn tay, nhưng chỉ phớt qua nên tay cô bị đỏ một chút thôi. Ông thợ luôn miệng xin lỗi, rồi ông lóc cóc leo lên tháo quạt xuống coi lại. Tới chiều mới xong, ông thử lại hai ba lần rồi mới xách thùng đồ nghề ra về.

Từ đó, mỗi lần Ba tôi vặn quạt lên là con nít chúng tôi chạy núp đâu đó, cho tới khi quạt chạy đều mới dám ra!

  

Doanh nghiệp trong xóm

1.

Sát vách nhà tôi bên phải là nhà may âu phục Nghĩa Hưng. Cái bảng hiệu khiêm nhường treo trước mặt tiền nhà đă bạc màu, nhiều chỗ tróc sơn loang lổ, nhưng chủ tiệm không cần sơn sửa lại, v́ cả xóm ai cũng biết đó là tiệm may của ông bà Hai Nghĩa. Ông Hai may rất khéo, c̣n bà Hai th́ chỉ làm khuy kết nút phụ ông. Mỗi buổi chiều bà Hai bắc ghế ngồi trước nhà, vừa hóng mát, vừa làm khuy kết nút mấy bộ quần áo ông may xong trong ngày để giao cho khách ngày hôm sau. Ông bà Hai lớn tuổi, tóc đă muối tiêu, có con muộn nên đứa con gái duy nhứt của ông bà, con Hồng, chỉ bằng tuổi tôi; con Hồng chơi rất thân với chị em chúng tôi. Lâu lâu Ba tôi ra Chợ Cũ mua mấy xấp vải may quần tây áo sơ-mi, rồi nhờ ông Hai cắt may mấy bộ mặc đi làm.

2.

Cách nhà ông bà Hai hai căn là tiệm gị chả Tuyên Thành. Bà Tuyên Thành có sạp ở chợ Xóm Chiếu, khách cũng hay tới tiệm mua gị chả nóng hổi mới ra ḷ: nào là gị lụa, gị b́, nào là chả quế, chả chiên, chả mỡ. Buổi sáng, bên nhà bà Tuyên Thành rất rộn rịp. Mấy chú thanh niên vạm vỡ ngồi giă thịt ngay trong tiệm, mỗi chú cầm hai cái chày to, tay trái nhấc lên th́ tay phải hạ xuống cái cối đá đặt trước mặt. Bắp thịt vai của mấy chú nổi cuồn cuộn, chày lên chày xuống nhịp nhàng cho tới khi thịt nhuyễn nhừ th́ múc ra cho nhà bếp thêm gia vị, rồi mấy chú lại bắt đầu mẻ thịt khác. Mấy chú vừa làm vừa nói chuyện cười vui rổn rảng.

Buổi chiều, bà Tuyên Thành bán ở chợ về, bà lại lo nướng chả quế để bán ngày hôm sau. Bà bày một cái ḷ trẹt h́nh chữ nhựt đựng than hồng ngay trước nhà. Thịt quết nhuyễn được đắp trên một ống nhôm tṛn, một đầu ống có trục để gác lên ḷ than, đầu kia là cái tay quay để quay ống nhôm. Bà quay chậm răi; lâu lâu bà lấy một cây đũa dài đầu bịt vải nhúng vô chén mỡ, rồi phết lên thịt cho thịt đỡ khô. Thịt nướng quyện mùi quế thơm phức, mỡ nhỏ xuống than xèo xèo nghe muốn chảy nước miếng! Con nít chúng tôi và các bạn hàng xóm bu xung quanh ḷ than mà hít hà! Bà Tuyên Thành không phiền, bà để cho đám con nít thưởng thức mùi chả quế thơm của bà; đôi khi bà c̣n biểu chúng tôi đứng phía sau hướng gió cho khỏi bị khói thổi cay mắt!

3.

Đối diện nhà bà Tuyên Thành bên kia đường là tiệm hớt tóc. Chú Ba chủ tiệm lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ: quần tây, áo sơ-mi ngắn tay bỏ ngoài quần. Khi vắng khách chú hay ra đứng trước cửa tiệm ngắm người qua lại, tóc chú lúc nào cũng cắt chải gọn gàng, xoa sáp xức tóc (brillantine) bóng lưỡng; đó là một cách quảng cáo cho tiệm của chú vừa không tốn tiền vừa hữu hiệu. Khách hàng của chú Ba thường là người lớn, quư ông đi làm việc ở các hăng xưởng hay trong văn pḥng.

C̣n đám con nít trai gái như chúng tôi th́ hớt tóc ở đâu? Đă có ông thợ hớt tóc dạo bao thầu mớ khách hàng thiếu nhi này! Ông thợ không có tiệm mà chỉ có một cái hộp đồ nghề, trong đó có cái b́nh xịt nước, cái lược, cái tông-đơ (tondeuse), cây kéo, con dao cạo, cái b́nh xịt phấn thơm, và tấm khăn choàng đen lớn đă bạc màu.

Mỗi ngày ông thợ hớt tóc xách cái hộp đồ nghề đi tới đi lui dọc suốt con hẻm nhiều lần, thế nào cũng có người gọi ông nhờ cắt tóc cho con họ. Gia chủ phải bắc cái ghế đẩu trước hàng ba nhà cho đứa trẻ ngồi. Ông thợ giũ tấm khăn choàng ra quấn lên vai vị khách hàng tí hon, xong ông xịt nước cho tóc ướt, dùng tông-đơ bào gọn mớ tóc bù xù, dùng kéo tỉa lại hai bên tai và trước trán, dùng dao cạo cạo sạch tóc con trên ót. Màn cuối cùng mà đứa con nít nào cũng ưa là màn xịt phấn thơm. Xịt phấn xong ông mở khăn choàng ra, giũ sạch tóc, đỡ khách hàng đứng dậy; bậc cha mẹ nào thấy con ḿnh tóc gọn gàng lịch sự cũng vui vẻ móc túi trả ông vài đồng. Ông cắt tóc cho cả con nít trai lẫn gái: trai th́ húi cua, gái th́ cứ một kiểu tóc bum bê giống y chang nhau! Với số con nít đông từ đầu hẻm tới cuối hẻm, ngày nào ông cũng có vài khách hàng.

4.

Con nít trong xóm tôi cũng là khách hàng thường xuyên của một doanh nhân khác, đó là ông thợ nhổ răng. Ông không có tiệm; ông bắc cái ghế ngồi ở đầu hẻm, bên cạnh là một cái bàn nhỏ. Trên bàn ông bày mấy cái kềm nhổ răng lớn nhỏ nhiều cỡ, cái xà-beng nhỏ xíu, mấy chai thuốc tê và hộp bông g̣n. Một tấm bảng dựng dưới chưn bàn, trên vẽ h́nh mấy cái răng và hàng chữ “Chuyên nhổ răng”.

Con nít chúng tôi hay bị đau răng v́ ăn kẹo sâu răng, hoặc răng sữa lung lay. Bậc cha mẹ dẫn con ra nhờ cậy ông thợ nhổ răng. Ông chỉ cái ghế đẩu trước mặt biểu đứa nhỏ ngồi xuống, xong ông lấy một cục bông g̣n thấm thuốc tê, kêu đứa nhỏ hả miệng ra; ông xoa cục bông g̣n lên nướu răng rồi biểu ngậm miệng lại ngồi chờ. Một lát sau, ông dùng dụng cụ thích hợp để kéo cái răng ra: kềm nhỏ cho răng cửa, kềm lớn cho răng chó hay răng tiền hàm, và xà-beng để nạy răng hàm. Xong ông lấy một cục bông g̣n sạch chận lên chỗ cái răng mới nhổ, biểu đứa nhỏ cắn lại. Ông ân cần dặn ḍ: về nhà không được ăn cơm liền mà phải ăn cháo hai bữa. Bậc cha mẹ thở phào nhẹ nhơm, đứa con sẽ không c̣n khóc mè nheo v́ đau răng nữa, họ vui vẻ móc túi trả tiền ông thợ, rồi dẫn con về.

5.

Nhắc đến doanh nhân không có tiệm, tôi không quên chú Bảy gánh nước mướn. Nước của thành phố không dẫn tới từng nhà trong hẻm. Chỗ con hẻm ngoắc qua rồi tiếp sâu vô trong có một máy nước, đó là một trụ vuông có bốn ṿi nước, mỗi bên một ṿi. Trụ được xây trên một khoảng sân tṛn như cái bùng binh; sân tráng xi măng, nhiều chỗ bị bể lở. Nhà nào có cặp thùng và đ̣n gánh th́ chịu khó ra xếp hàng hứng nước gánh về đổ vô lu mà xài. Phần lớn các nhà trong xóm mướn mấy người gánh nước gánh tới tận nhà đổ vô lu giùm. Má tôi nhờ chú Bảy mỗi ngày gánh đổ đầy lu, đủ cho cả nhà xài trong một ngày.  

Chú Bảy tuổi trung niên, hơi có tật, chưn thấp chưn cao; vậy mà chú gánh hai thùng nước đầy đi thoăn thoắt. Chú ít nói, hay mỉm cười, và ăn nói lễ độ. Nhằm mùa nắng máy nước chảy rất yếu, mấy chị mấy chú gánh nước mướn phải xếp hàng dài dưới trời nắng chang chang, chờ để nhích cặp thùng lên từng chút cho tới khi tới phiên ḿnh; gánh xong cặp thùng đổ lu cho người ta rồi, trở lại phải tiếp tục xếp hàng. Nhiều khi họ giành chỗ đứng căi nhau lao xao vang rền cả máy nước. Chú Bảy không căi cọ hay góp chuyện ngồi lê đôi mách bao giờ. Má tôi thường trả tiền chú Bảy mỗi tuần. Có lần Má tôi trả tiền, chú nhắc là tuần đó chú bịnh nghỉ một ngày nên chỉ xin sáu ngày công thôi. Má tôi thấy chú ngay thẳng nên đưa cho chú luôn bảy ngày công và cho chú “lên lương” chút đỉnh.

 

Cuộc sống êm đềm

Ngày thường Ba tôi đi làm, cô Chín, cô Mười, anh chị tôi và tôi đi học. Má tôi ở nhà trông coi hai em tôi và lo cơm nước, may vá.

Đến cuối tuần thứ bảy chủ nhựt th́ vui hơn. Ba tôi mua mấy món ăn sáng đặc biệt hơn ngày thường: khi th́ xôi lạp xưởng, cơm tấm b́, lúc th́ bánh ḿ thịt, bánh ḿ chả. Chả mua của bà Tuyên Thành hàng xóm; chả quế hay chả mỡ xắt lát nhồi bánh ḿ tây Dân Sanh, xong rắc muối tiêu. Ḷ bánh ḿ Dân Sanh ở trên đường Trịnh Minh Thế cách khá xa nhà tôi, nhưng mỗi cuối tuần có một chú bán hàng mua sỉ của Dân Sanh hai giỏ cần xé bánh ḿ nóng, chú ngồi bán ở ngay đầu hẻm; thành ra rất tiện, Ba tôi khỏi phải đi xa. Ba tôi vặn radio, cả nhà vừa nghe đôi ca sĩ Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết ca bài Gạo Trắng Trăng Thanh vừa ăn sáng bánh ḿ chả mỡ, thiệt không c̣n ǵ sung sướng hơn!

Xóm nhỏ nhà ở san sát nhau, nên trong nhà vặn radio cho dù đủ nghe cũng vang rền qua các nhà xung quanh, nhưng hàng xóm không ai phiền v́ họ cũng vặn radio nghe. Tân nhạc, cải lương, chèo cổ, hát bội cùng trổi lên như một bản ḥa tấu độc nhứt vô nhị! Nhưng đặc biệt là mỗi chiều thứ ba, ai nấy đều bắt đài Xổ số. Tiếng hát của nghệ sĩ Trần Văn Trạch ca bài “Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, mua lấy cửa nhà, giàu sang mấy hồi…” vang rền từ đầu hẻm tới cuối hẻm.

Gia đ́nh tôi ở căn nhà trong hẻm Lê Văn Linh Nối dài không đầy một năm th́ Ba tôi kiếm được chỗ rộng răi hơn, tốt hơn, nên Má tôi lại gói ghém chuẩn bị dọn nhà thêm lần nữa.

* * *

Tuy lúc đó tôi c̣n nhỏ tuổi, lại ở trong xóm Lê Văn Linh Nối dài không bao lâu, nhưng kỷ niệm ở xóm nhỏ đó đă in đậm vô trí tôi, đă uốn nắn tính nết và tư tưởng của tôi trong suốt thời gian tôi lớn lên và nên người cho đến nay.

Ở đó tôi thấy sự siêng năng làm việc của các chú thanh niên giă thịt, của bà chủ tiệm gị chả, sau buổi chợ c̣n lo nướng chả để bán ngày hôm sau; sự cần cù nhẫn nại của chú Bảy và các chị gánh nước mướn xếp hàng hàng giờ bên máy nước; cái tài cắt may khéo léo “Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh” của ông Hai Nghĩa. Ở đó tôi thấy sự ngay thẳng của chú Bảy không tính tiền khách hàng ngày chú nghỉ làm. Tôi cũng hiểu rơ câu tục ngữ:“Tay làm, hàm nhai”, tay có làm th́ miệng mới có ăn; đó là niềm tự hào của những người dân sống tự lực không ăn bám vô xă hội. Họ làm lụng cực khổ nhưng họ vui lắm, v́ mỗi ngày của họ là một thành quả cá nhân họ đạt được.

Xóm nhỏ Lê Văn Linh Nối dài c̣n là mô h́nh của một xă hội dựa trên thị trường mua bán: mua bán sản phẩm (như bà Tuyên Thành bán gị chả) và mua bán dịch vụ (như ông Hai Nghĩa may quần áo, hay ông thợ hớt tóc dạo, ông thợ nhổ răng, chú Bảy gánh nước mướn làm lấy công.) Người bán có lời, đem tiền đi mua các sản phẩm hay các dịch vụ khác mà họ cần. Cái nền tảng xă hội tương hỗ đó sẽ đứng vững măi và sẽ phát triển mạnh, nếu cái phương tŕnh Mua, Bán, Công, Lời được giữ cân bằng: Lời=Bán – (Mua + Công). Bà Tuyên Thành mua thịt mua gia vị, bỏ thêm công làm ra miếng chả, xong đem bán với giá cao hơn giá thịt để có lời. Ông Hai Nghĩa mua một ít vật liệu kim chỉ, nút áo, rồi bỏ công may. Chú Bảy gánh nước không cần mua vật liệu mà chỉ “lấy công làm lời”.

Đừng nghĩ rằng chỉ có thành phần dân lao động mới Mua và Bán. Bác sĩ, luật sư, kỹ sư, giám đốc cũng mua bán như tất cả mọi người. Khi anh kỹ sư nộp đơn xin việc, anh ta đă đi rao hàng, không khác ông thợ hớt tóc dạo xách thùng đồ nghề đi suốt con hẻm. Hàng của anh kỹ sư là cái bằng cấp học ở trường, là những kinh nghiệm anh có được sau mấy năm làm việc. Khi anh được hăng mướn, anh sẽ bán công sức và các hiểu biết của anh để đổi lấy tiền lương, không khác ông Hai Nghĩa đem tài may khéo ra đổi lấy tiền khách trả cho ông.

Lúc đó ở xứ tôi, cũng như các xứ trên thế giới, chương tŕnh trợ cấp xă hội chỉ dành cho người già cả, bịnh tật. Rồi lần lần số người trẻ không bịnh tật cũng được lănh trợ cấp, xứ nào cũng thấy. Cái nền tảng xă hội tương hỗ tự lực tự cường lần lần yếu đi, v́ phương tŕnh trên không c̣n cân bằng nữa: Công chỉ có một người bỏ vô, mà Lời th́ phải chia cho nhiều người dưới h́nh thức đóng thuế nhiều hơn để góp vô quỹ xă hội. Tỉ như cái bàn c̣n có một chưn th́ làm sao đứng vững được! Đó là t́nh trạng của xứ Hy Lạp và một số xứ Âu Châu ngày nay đang trên đường phá sản, không phải chỉ một cá nhân, một đoàn thể hay một công ty phá sản mà cả một quốc gia phá sản, kinh khủng quá!

Hàng xóm tôi trong ngơ hẻm nhỏ đó tượng trưng cho các đặc tính của dân Việt tôi: tự lập, cần cù, siêng năng, lương thiện; đó là thế hệ cha ông chúng tôi hơn nửa thế kỷ trước, giờ chắc khó t́m lại được.

          … Những người muôn năm cũ,

             Hồn ở đâu bây giờ?

Hai câu thơ của thi sĩ Vũ Đ́nh Liên nghe mà ngậm ngùi!

 

Du Yên

 

Ghi chú: Bản đồ Sài G̣n vào thập niên 1960 và 1970 cho thấy con hẻm Lê Văn Linh Nối dài đă được thay bằng đoạn đường tráng nhựa, và đường Lê Văn Linh chạy dài gặp đường Đỗ Thành Nhân tại ngả ba.

 

 

Tien Le Publisher 2011 - All Rights Reserved